Nên dùng nghế cứng hoặc nếu có điều kiện dùng nghế chuyên dụng để chơi đàn (có lớp đệm mỏng và điểu chỉnh được độ cao) thì tuyệt vời nhất. Lưng thẳng đứng.Tư thế ngồi này không chỉ áp dụng cho việc tập đàn mà còn dùng cho tất cả các việc khác cần ngồi lâu. Tư thế ngồi này bảo vệ cột sống và đảm bảo máu lưu thông tốt ở phần chân nên không bị tê chân khi ngồi lâu.
b/ Chân phải dang rộng, chân trái đặt lên kê chân (Eng:footrests - loại chuyên dùng có thể điều chỉnh được độ cao) và hướng thẳng ra phía trước. Đặt đàn lên đùi trái sao cho phần eo đàn ôm khít vào đùi và mặt đàn sẽ nghiêng một chút so với phương thẳng đứng nên mắt có thể nhìn rõ được cả 6 dây. Như vậy, đàn sẽ được cố định bởi 3 điểm: đùi trái , đùi phải và cẳng tay phải đặt trên thân đàn.
c/ Nữ giới có thể vắt chân phải qua đùi trái rồi đặt lên kê chân. Đàn đặt lên đùi phải.
d/ Đỉnh của phần cong nhỏ của thân đàn trùng vào giữa ngực.
e/ Phần đầu cần cao ngang tầm mắt, tối thiểu phải cao ngang vai. Có thể xác định cụ thể độ cao của đầu cần bằng cách khi quay đầu sang trái thì mắt sẽ nhìn thấy cái khóa đàn ở giữa (khóa dây 5). Độ cao của đầu cần phụ thuộc vào độ cao của kê chân và nó có ảnh hưởng quan trọng đến tư thế đúng của tay trái.
2. Tập nhạc nhẹ (đệm ) có thể ôm đàn thoải mái hơn: kê lên đùi phải và 2 chân tự do miễn là đàn được giữ chắc chắn và mắt kiểm soát được 6 dây.Nhưng mới người mới học cũng nên ngồi theo tư thế tập cổ điển vì tư thế đó thuận lợi nhất cho hoạt động của hai tay.
Theo Hocguitar