Bài hát hợp âm Guitar

Thư viện bài hát có hợp âm Guitar lớn nhất Việt Nam

x
Tốc độ
ECS: dừng

				
				

guitar 1180744 640 

Hiện giờ đã có rất nhiều loại tab khác nhau xuất hiện, cùng cả những phần mềm hỗ trợ việc đọc tab rất hiệu quả mà nổi bật nhất là Guitar-pro (hiện đã có phiên bản 4.0 với nhiều tính năng ưu việt, các bạn có thể download tại guitar-pro.com bản demo còn bản full và crack thì phải lên mấy website của bọn Trung Quốc mới tìm được.

Tab mà guitar pro hỗ trợ là loại tab đã được định dạng và khá dễ dùng..

Ở đây tôi chỉ xin bàn đến loại tab mộc mạc mà hồi mới có internet, anh em ta hay tập theo.

Đó là loại tab ở dạng file plain text (ASCII text file), chỉ có những kí tự mà anh em thấy trên bàn phím.
Thay vì một bản nhạc với những nốt loằng ngoằng, 1 bản tab có dạng như sau:
E----------------------------------------------------------- <-Dây Mí
B----------------------------------------------------------- <-Dây Xi
G----------------------------------------------------------- <-Dây Sòn
D----------------------------------------------------------- <-Dây Rê
A----------------------------7------7-8----7-8-10-7-8-10---- <-Dây Là
E------5-7-8-5-7-8-10-7-8-10---8-10-----10------------------ <-Dây Mì
Các nốt nhạc được thay bằng số thứ tự của phím đàn cần phải bấm. Anh em cứ thế mà oánh thôi, không cần bận tâm đấy là nốt gì. Đấy là cái lợi của tab… Đọc tab có thể dễ dàng biết dây nào cần gẩy và phím nào cần bấm mà ko cần phải đọc những bản nhạc rất nhức mắt. Trên tab cũng kí hiệu rõ ràng chỗ nào cần slide, bend, hammer-on, pull-off… (sẽ bàn đến ở dưới), và một số thứ khác như tempo, tuning…, tùy tác giả có kí hiệu ở bản tab hay không. Tuy nhiên, rõ ràng theo cách ghi trên, trường độ của nốt không được biểu hiện, anh em phải nghe 1 bài nào đó thật nhiều thì đánh mới đúng được. Thế bấm anh em cũng phải tự quyết định (nhưng thường những tab tốt, chủ yếu là bản nhạc cổ điển, người ta kí hiệu cả các ngón bấm và các ngón gẩy, nhưng thường là không, nhất là tab cho guitar điện).
* Hợp âm: các nốt viết thẳng hàng. Ví du: gam son trưởng:
E----3------------------------------------------------------------
B----3------------------------------------------------------------
G----4------------------------------------------------------------
D----5------------------------------------------------------------
A----5------------------------------------------------------------
E----3------------------------------------------------------------
Nếu khoảng cách giữa các nốt ngắn, như kiểu dưới đây:
E--------3--------------------------------------------------------
B-------3---------------------------------------------------------
G------4----------------------------------------------------------
D-----5-----------------------------------------------------------

A----5------------------------------------------------------------
E---3-------------------------------------------------------------
thì cũng có thể đánh như 1 hợp âm. Nhưng nếu khoảng cách giữa các nốt xa nhau hơn thì phải đánh tách từng nốt một:
E------------------3----------------------------------------------
B---------------3-----3--------------------------------------------
G------------4-----------4-----------------------------------------
D---------5-----------------5--------------------------------------
A------5-----------------------5----------------------------------
E---3-----------------------------3--------------------------------
Cái này hoàn toàn là tương đối, vì như đã nói ở trên, đọc tab không cung cấp thông tin gì về trường độ của nốt nhạc. Tất cả fụ thuộc vào khả năng bắt chước bài hát gốc của anh em. Tất nhiên, khoảng cách giữa các nốt trong tab cũng có thể coi là sự biểu hiện trường độ của nốt nhạc (với tab xịn), trừ trường hợp kiểu như các nốt tríplê (oánh 3 nốt ngang nhau trong khoảng thời gian của 2 nốt cùng loại) chẳng hạn.

Anh em đánh thử 1 đoạn bài quốc ca để nhận rõ sự khác nhau giữa trường độ từng nốt:
E----------------------------------------------------------------------------
B-----------------------------------------------------------------------------
G------------------------------------------------------------------------------
D--------------0----0----2--0--2--4------2--0-----0-0---------------------
A----0--2--0-------------------------------------2-------2--0----0---------
E----------------------------------------------------------------2------------
Nếu chưa hát quốc ca bao h, chắc chắn chả ai đánh ra bài gì… nhưng cứ thử mà xem, ai cũng sẽ nhận ra đây là bài quốc ca.


Các kí hiệu trong tab
Trong tabs người ta dùng một số chữ cái để kí hiệu cho các effect đặc biệt, như:
h - hammer on - luyến từ âm thấp lên âm cao
p - pull off - luyến từ âm cao về âm thấp
hammeron và pulloff còn được kí hiệu bằng dấu ^ VD: -------2^3^2^3--------
b - uốn dây lên (dí chặt dây đàn và di lên phía trên, tạo ra âm méo)
b^ = uốn ½ nhịp
b^^ = uốn 1 1/2 nhịp
pb = pre-bend
r - nhả uốn, tức là đưa dây về vị trí bình thường.
Có nhiều kiểu uốn dây như uốn lên luôn, ko nhả, uốn rồi nhả về, uốn rồi nhả rồi lại uốn hoặc là uốn trước rồi mới gẩy (gọi là pre-bend), uốn trước - gẩy - và nhả về…
/ - miết lên (miết ngón tay từ 1 phím lên phím có cao độ lớn hơn)
- miết xuống
v (hoặc ~) - nhay nhay ngón tay để tạo âm rung
t - đánh kiểu tapping, dùng đầu ngón tay ấn nhanh vào dây đàn để tạo âm thanh

#(#) = Trill - đánh 2 nốt cùng 1 âm hoặc đánh như kiểu vê ý
x = Nốt chết - có đánh nhưng phát ra tiếng câm (sờ lên dây chứ ko bấm, kiểu thế)
P.M. = Ốp lòng bàn tay vào để tắt âm
Tp = oánh tapping bằng móng gẩy
>>> tăng độ to

<<< giảm độ to
……… (còn nhiều kiểu khác, tùy cả người viết tab chú thích)

 

 

 

x
x

Các bạn có thể thay đổi tông và thế tay sao cho dễ chơi nhất nhé

  • Di con trỏ và tên Hợp âm màu đỏ trong bài, sẽ hiện ra cách đạt ngón và đổi thế tay
  • Nhấn nút xem hợp âm ở thanh công cụ

New: Nghe & Xem bài hát này

Bài yêu thích của tôi

    Tìm theo chữ cái