Hợp âm theo cách tự nhiên thường có 3 nốt nên hay gọi là triad chords. Hoặc là hợp âm tự nhiên có thêm nốt ở vị trí nào đó trên thang âm (scale), khi đó ta gọi là hợp âm đã add nốt ví dụ Cadd9 = C + nốt D (D ở vị trí quãng 2 trưởng hay major second).
Các hợp âm có add là những hợp âm thuộc dạng mở rộng, nó không phải là hợp âm nâng cao gì cả.
Người ta sẽ đặt ra nguyên tắc cấu tạo và tên gọi cho các hợp âm, việc duy nhất của người chơi nhạc là cần tuân thủ nguyên tắc đó khi chơi nhạc hoặc tuân thủ các nguyên tắc hoà âm với nốt nhạc được nhạc sỹ viết cho bài hát.
Trước khi nghiên cứu các quy tắc cấu tạo hợp âm, chúng ta xem xét bảng thang vị trí các nốt và tên gọi theo nốt gốc của nó:
Xem xét bảng nốt của các quãng trên, bạn có thể tự tìm được vị trí của từng nốt theo từng thang âm trưởng, thứ, ví dụ, nốt thứ 3 của âm giai Đô trưởng sẽ là nốt ở vị trí quãng 3 trưởng, tức là nốt E, nốt thứ 6 trong âm giai đô trưởng sẽ là nốt ở Quãng 6 trưởng tức là LA.
Từ chủ âm đến quãng 8 đúng sẽ cách nhau 6 cung, có 12 nốt nằm giữa chúng.
Cấu tạo hợp âm ba nốt thông thường
Hợp âm trưởng: Chủ âm + quãng 3 trưởng + quãng 5 đúng. Ký hiệu giống chủ âm, ví dụ: C, D, E hoặc Cmaj Dmaj
Hợp âm thứ: Chủ âm + quãng 3 thứ + quãng 5 đúng. Ký hiệu thêm chữ cái m in thường vào sau ký hiệu chủ âm: Cm, Dm hoặc Cmin, Dmin...
Hợp âm giảm: Chủ âm + quãng 3 thứ + quãng 5 giảm. Ký hiệu: Cdim, Edim
Hợp âm tăng: Chủ âm + quãng 3 trưởng + quãng 5 tăng (=quãng 5 đúng + nửa cung). Ký hiệu: Caug, Daug.
Hợp âm treo nốt 2: Chủ âm + quãng 2 trưởng + quãng 5 đúng. Ký hiệu Csus2, Dsus2.
Hợp âm treo nốt 4: Chủ âm + quãng 4 đúng + quãng 4 đúng. Ký hiệu Csus4, Dsus4.
Hợp âm hai nốt
Nghe có vẻ lạ, nhưng kỳ thực có loại hợp âm này, đó là những hợp âm 5.
Cấu tạo: Chủ âm + quãng 5 đúng.
Hợp âm mở rộng
Hợp âm trưởng 7: Là hợp âm 3 nốt thông thường cộng thêm nốt ở quãng bảy thứ. Ký hiệu: thêm số 7 vào đuôi hợp âm trưởng bình thường, ví dụ C7, D7...
Hợp âm thứ 7: Là hợp âm thứ cộng thêm quãng bảy thứ. Ký hiệu: thêm chữ m7 đằng sau nốt gốc, ví dụ: Cm7, Am7.
Nếu có thêm ký hiệu maj trước số 7 hoặc M7, tức là thêm quãng 7 trưởng thay cho quãng 7 thứ.
Hợp âm 9: Là hợp âm 7 thêm nốt ở quãng 9 trưởng (=quãng 2 trưởng + 6 cung).
Hợp âm 11: Là hợp âm 9 thêm nốt ở quãng 11 thứ (quãng 4 đúng), ký hiệu: thêm số 11 vào sau, ví dụ C11, E11.
Hợp âm 13: Là hợp âm 11 thêm nốt ở quãng 6 trưởng, ký hiệu: thêm số 13 vào sau, ví dụ C13, F13...
Hợp âm thêm tông (added tone)
Là hợp âm thêm nốt tuỳ theo vị trí được chỉ định thêm.
Hợp âm add9: Là hợp âm gốc có thêm nốt ở vị trí thứ 9 (quãng 2 trưởng).
Hợp âm add11: Là hợp âm gốc có thêm nốt ở vị trí thứ 11 (quãng 4 đúng).
Hợp âm add13: Là hợp âm gốc có thêm nốt ở vị trí 13 (quãng 6 trưởng).
Ví dụ: Cadd9 = C + E + G + D (chú ý, nó khác với Csus2 = C + D + G). Hoặc Cadd11 = C+ E + G + F (khác với Csus4 = C + F + G). Cadd13 = C + E + G + A (ít được dùng để ký hiệu, thay vào đó người ta sẽ thay nó bằng C6=C+E+G+A).
Một số trường hợp, tông 9 sẽ được thêm vào sus4, lúc đó, người ta sẽ ký hiệu là sus9, ví dụ Csus9 = C+F+G+D (bằng sus2+sus4) (khác với C9sus2 = C + D + G + Bb hoặc C9sus hoặc C9sus4= C + F + G +Bb + D).
Hợp âm thể đảo
Là hợp âm gốc nhưng đảo vị trí các nốt, không còn tuân theo thứ tự gốc nữa.
Trong trường hợp đảo, người ta hay đặt nốt bass nằm sau hợp âm gốc, ví dụ C đảo bass G lên trên sẽ được ký hiệu: C/G hoặc Sol trưởng đảo bass là B lên ký hiệu là: G/B...
Theo Hgn music và Melodious Entertainment