Bài hát hợp âm Guitar

Thư viện bài hát có hợp âm Guitar lớn nhất Việt Nam

x
Tốc độ
ECS: dừng

Sau đây là cách tạo hợp âm trưởng và thứ.

Điều cơ bản cần nhớ là Mi-Fa & Si-Do là hai cặp nốt duy nhất cách nhau 1/2 cung. Quy luật để xây dựng giọng thứ (tự nhiên) bắt đầu từ W H W W H W W (2 1 2 2 1 2 2). Ví dụ Am:

A B C D E F G
(2 1 2 2 1 2 2)

Rất "vừa" vì B-C và E-F đều cách nhau nửa cung. Lặp lại quy tắc với Dm.

D E F G A Bb C
(2 1 2 2 1 2 2)

Lí do B bị giáng là do quy luật 2 1 2 2 1 2 2, vì B cách C 1/2 cung nên B giáng sẽ giúp giữ thăng bằng cho quy luật (1 2) ở nốt thứ 5 và 6). Bm

B C# D E F# G A
(2 1 2 2 1 2 2)
C và F cần phải được thăng để đảm bảo quy luật (cũng lại do B-C và E-F cách nhau nửa cung).

Tất nhiên sau này khi đã chơi và tìm hiểu nhiều thì thường sẽ thuộc lòng các nốt trong scale, nhưng nếu khi nào đó chợt quên thì đây là cách để xây dựng là scale. Sau khi có giọng thứ, ta xây dựng giọng trưởng bằng cách đẩy các nốt số III, VI và VII lên 1/2 cung. Vậy nên

A scale: A B C# D E F# G# (F#m relative)
D scale: D E F# G A B C# (Bm relative)
B scale: B C# D# E F# G# A# (G#m relative)

H bạn đã xây dựng xong giọng trưởng từ giọng thứ. Mình muốn ghi chú thêm một vài điểm để tránh hiểu lâm. Thứ nhất về quy luật W H W W H W W (2 1 2 2 1 2 2). Quy luật này chỉ dành để xây dựng giọng thứ tự nhiên, sau đó đẩy (augment) các nốt III, VI và VII để tạo giọng trưởng. Nếu bạn muốn xây dựng giọng trưởng trực tiếp (không qua giọng thứ), ta dùng quy luật W W H W W W H (2 2 1 2 2 2 1), với nốt đầu là nốt chủ của giọng (ví dụ Đô trưởng thì bắt đầu từ C). Từ đó ví dụ để tạo giọng La trưởng:

A B C# D E F# G#
(2 2 1 2 2 2 1)

đúng như quy luật đã đặt ra. (B-C nửa cung(1) nhưng B-C# sẽ la 1 cung(2)...). Từ giọng trưởng để tạo giọng thứ ta giáng các nốt III, VI và VII xuống nửa cung. Do dó Am

A B C D E F G
(2 1 2 2 1 2 2)

tuân theo đúng quy luật của giọng thứ. Hi vọng thế này sẽ giúp giải thik một số thắc mắc trong việc xây dựng scale.

Để giúp nhớ giọng tốt hơn người ta thường dùng circle of fifths

the Circle of Fifths:

Nhìn vào hình ta thấy vòng ngoài cùng chỉ các giọng trưởng. Vòng trong cùng là các "relative minor keys" (giọng thứ tương đương). Relative minor keys như mình nói là các giọng thứ có cùng các nốt với giọng trưởng tương đương, chỉ khác thứ tự nốt bắt đầu. Ví dụ Am và C không có nốt thăng giáng nào, nhưng Am bắt đầu từ A trong khi C bắt đầu từ C...

Tiếp theo ta để ý thấy nếu đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi gam trưởng trong "circle of fifths" cách nhau một quãng 5 (perfect fifth), hay 7 nửa cung. Ví dụ từ C qua G sẽ là C D E F G (2 2 1 2 = 7 semitones), từ G sang D la G A B C D (2 2 1 2 = 7 semitones). Quy luật tương tự áp dụng với các giọng thứ ở bên trong. Am lên Em là A B C D E (2 1 2 2 = 7), Em lên Bm là E F G A B (1 2 2 2 = 7).

Tiếp theo để nhớ relative key của một giọng thứ, ta áp dụng quy luật minor third (quãng 3 thứ, ). Từ Am lên C chỉ việc đi qua B, tức là A-B-C (2 1 = 3 semitones), từ Em lên G qua F, tức là E F G (1 2 = 3). Bây h muốn tìm relative major key của một giọng trưởng ta áp dụng 1 lần major third (quãng 3 trưởng, 4 semintones), 1 lần minor third và 1 lần major second (quãng 2 trưởng) vậy nên ta có vòng ở giữa gọi là minor triad. Ví dụ từ C qua A ta bắt đầu từ C. 1 lần major third cho ta E, 1 lần minor third cho ta G và cuối cùng từ G lên A là một lần major second. Do đó từ Đô trưởng về La thứ sẽ là C-E-G-A (2 2 =4, 1 2 =3, 2=2)

Còn gì hay ở Circle of fifths nữa?

Giả sử bạn không chắc về cách xây dựng scale. Mà chỉ nhớ mang máng là Đô trưởng không có nốt thăng nào, hoặc Sol trưởng có F#. Nhìn vào circle of fifths bạn có thể nhận ra ngay tất cả các nốt thăng của các giọng khác.

C 0#
G 1# F#
D 2# F# C#
A 3# F# C# G#
E 4# F# C# G# D#
B 5# F# C# G# D# A#
F# 6# F# C# G# D# A# E#
C# 7# F# C# G# D# A# E# B#

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy Sol trưởng có F#. Nhìn vào circle of fifth giọng tiếp theo là Rê trưởng, sẽ có F#, và nốt thăng tiếp theo tuân theo đúng quy luật perfect fifth. Bằng chứng F-G-A-B-C (2 2 2 1 = 7semitones). Giọng trưởng tiếp theo là La trưởng, sẽ có F#, C# và C# (+7 semitones)=G#... Do vậy chỉ cần nhớ vòng ngoài cùng (trong cùng) của circle of fifths ta có thể xây dựng tất cả các scale cơ bản. Đó là cái hay của circle of fifths, cũng như tính logic của music theory.

Cái tên "Circle of Fifths" bắt nguồn từ việc các giọng trưởng (cũng như thứ tự nhiên) được sắp xếp cách nhau đúng một quãng 5 chẵn (perfect fifth). Bây h nếu ta đi ngược chiều kim đồng hồ, để ý thấy mỗi giọng sẽ cách nhau một quãng 4 chẵn (perfect fourth, 5 semitones, hay 5 nửa cung), do đó nếu đi ngược người ta có "circle of fourth".

Hiểu và nhớ "circle of fifth" rất có lợi trong việc nhớ giọng, đảo giọng (modulation) và là nền cơ bản cho hòa thanh.


Modulation:

Nếu bạn có ý định sáng tác nhưng lại muốn sáng tạo một chút. Ví dụ bài hát đang viết giọng G trưởng, làm sao để chuyển về giọng D trưởng? Ta để ý thấy G trưởng có một nốt thăng là F#, D trưởng có 2 nốt thăng là C# và F#. Vậy chord prog nào sẽ giúp ta "modulate" (chuyển) từ G về D. Nếu dùng Circle of fifths bạn sẽ thấy relative minor key của G là Em, của D là Bm. Vậy khi đang chơi giọng G trưởng, ta có thể nhảy sang D trưởng bằng cách dùng hợp âm G-->Em-->Bm-->D. (nếu dùng kiểu power chord có thể là G5-->E5-->B5-->F#5-->D5

Đổi giọng từ hợp âm thứ có thể tận dụng các giọng thứ melodic (dịch sao nhỉ) và thứ hòa âm. Ví dụ Am harmonic có G#, có thể dùng để đảo về A, hoặc B, Am melodic có thể đảo về G, Em.

Thử áp dụng thực tế với bài Nothing else matters của Metallica. Có thể thấy rõ bài bắt đầu bằng Em. Chord Prog (hợp âm=broken chord) của bài là Em, D, C,B. Nốt thăng duy nhất của Em là F# nhưng James dùng Em harmonic nên D được thăng lên thành D#. Trong các hợp âm trên D có F#, B có F# và D# do vậy chord prog này là hợp lí. Giả sử James muốn "modulate" về B scale anh ta hoàn toàn có thể, vì từ Em đã đưa về hợp âm B (broken chord) và việc "phiêu" thêm các nốt C# (sẵn có trong Em melodic), A# hay G# là hoàn toàn có thể. Bằng chứng là live ta thấy James cho C# vào đoạn solo và nghe vẫn "hợp".

Điều này đặc biệt có lợi khi bạn muốn tạo ra sự thay đổi về cấu trúc bài hát (nhất là ý tưởng). Việc đổi giọng rất phổ biến trong nhạc cổ điển và các loại rock tương đối phức tạp như progressive rock. Điều quan trọng ở đây là khi modulate ta thường dùng các giọng khá "gần" nhau tức là chung 1 hoặc vài nốt thăng, giáng. Khi đó việc chuyển sẽ đơn giản hơn cho người mới tìm hiểu. Tuy nhiên ở trình độ cao, việc "đảo giọng" trở nên phức tạp khi 2 giọng cách xa nhau (khác về các nốt cấu tạo giọng), hơn nữa phải đi liền với ý tưởng của bai. Ví du bài hát nói về sự mất mát (--> buồn) thường dùng các giọng thứ (như Am, F#m), nhưng sau đó người viết muốn tỏ ra rằng phải tiếp tục bước đi (lạc quan), có thể đảo về các giong trưởng... Nothing else matters là một ví dụ nếu như mọi người tìm hiểu kĩ hơn về nguồn gốc của bài hát.

Theo Guitarcodien

x
x

Các bạn có thể thay đổi tông và thế tay sao cho dễ chơi nhất nhé

  • Di con trỏ và tên Hợp âm màu đỏ trong bài, sẽ hiện ra cách đạt ngón và đổi thế tay
  • Nhấn nút xem hợp âm ở thanh công cụ

New: Nghe & Xem bài hát này